Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

ĐẶC TRỊ VÀNG LÁ, THỐI RỄ Ở CÂY CÓ MÚI ( CAM, CHANH, QUÝT, BƯỞI )

ĐẶC TRỊ VÀNG LÁ, THỐI RỄ Ở CAM SÀNH MIỀN TÂY


1. TRIỆU CHỨNG :

Trên lá : Khi bệnh mới xuất hiện, lá bị vàng cả phiến lá và gân lá, có thể vàng một vài nhánh hay trên toàn cây, ban đầu các lá già vàng trước sau đó đến các lá non, lá vàng dễ bị rụng, khi có gió lá già phía dưới rụng trước sau đó đến lá trên. Chất lượng trái kém và bị rụng sớm.



Rễ : Nhánh cây bị bệnh hướng nào thì rễ cũng thường bị hư thối ở hướng đó. Bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn, rễ bị thối có màu nâu vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái, rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây, từ đó làm cành bị chết khô. Khi cây bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây.



2. NGUYÊN NHÂN :

Bệnh vàng lá thối rễ do nhiều tác nhân gây ra, gồm các loài nấm Fusarium, Phytophthora, Pythium và tuyến trùng. Trong đó, tác nhân chính là nấm Fusarium solani và có sự tương tác giữa nấm F. solani với tuyến trùng. Tuyến trùng tấn công làm rễ tổn thương sau đó nấm Fusarium mới tấn công vào. Cũng có thể do nấm Phytophthora tấn công rễ trước tạo nên vết thối sau đó nấm Fusarium tấn công vào sau. Tuy nhiên, mảng rễ bị thối do oi nước là cửa ngõ chính để nấm F. solani xâm nhập và gây hại. Nấm F. solani còn là tác nhân của bệnh thối rễ của nhiều loại cây ăn trái khác tại.

3. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH :


Bệnh vàng lá, thối rễ thường xuất hiện nhiều trong mùa mưa, ở những vùng đất bị ngập nước, thoát nước kém, bệnh phát triển mạnh trên những vùng đất có pH thấp. Những vườn thiếu chăm sóc, nông dân sử dụng nguồn cây giống trôi nổi, trong mùa nắng cây bị thiếu nước. Ở những vùng đất có tuyến trùng thì bệnh càng trầm trọng hơn.

4. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ :

- Tỉa cành, tạo hình cho cây ngay khi cây còn nhỏ, thừng xuyên cắt tỉa, loại bỏ những cành già yếu, sâu bệnh.  Khi cây chớm bệnh cắt bỏ rễ bị bệnh (bôi thuốc vào vết cắt để hạn chế bệnh lây lan) giúp cây phục hồi trở lại.
- Sớm loại bỏ những cây bệnh nặng, không có khả năng phục hồi, tiến hành xử lý đất trước khi trồng cây mới.
- Nên bón kết hợp nhiều phân hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng hoai mục (20-40kg/gốc) với nấm Trichoderma (theo hướng dẫn trên bao bì), nhằm tiêu diệt mầm bệnh gây hại có trong đất. Cần cách ly chế phẩm vi sinh Trichoderma với thuốc trừ nấm ít nhất là 20 ngày.
- Kiểm tra vườn thường xuyên nhằm phát hiện sớm nhất bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam, nhằm có biện pháp quản lý kịp thời.
- Xới nhẹ xung quanh gốc và tưới thuốc trừ bệnh khi cây chớm bệnh kết hợp với thuốc trừ tuyến trùng.

- Sử dụng thuốc sinh học để tăng thêm hiệu quả, vui lòng liên hệ trực tiếp tại Cửa hàng VTNN Thu Nguyệt để được tư vấn thêm.